tu van luat

Máy chấm công



Chiếc máy chấm công ngay từ ngày đầu ra đời đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều hơn thời gian và nhân lực. Với xu thế phát triển hiện nay, hầu hết các công ty đều đã chọn cho mình một loại máy chấm công phù hợp như máy chấm công vân tay, máy chấm công thẻ giấy, máy chấm công thẻ từ... Có thể nói chiếc máy thông minh này ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nhân loại, giúp tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho các công ty, doanh nghiệp.

Nguồn gốc của máy chấm công:

Ngay từ thời kỳ ban đầu của kinh doanh, việc chấm công giờ làm việc của con người được ghi nhận bằng tay trên giấy và do con người thực hiện. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong những năm 30 của thế kỷ 20, ở Châu Âu và nước Mỹ, máy móc dần dần được đưa vào trong các công xưởng, nhà máy thay thế sức lao động của con người. Các nhà tư bản đã tập họp các công xưởng nhỏ, lẻ thành các nhà máy lớn, có đến hàng trăm lao động. Việc quản lý nhân sự trở nên nan giải, và cuối cùng người ta đã phát minh ra thiết bị chấm công từ những khó khăn đó.

Các loại máy chấm công được ưa chuộng:

Máy chấm công thẻ giấy: Sử dụng thẻ giấy để chấm công hàng ngày, không sử dụng phần mềm để quản lý, Đơn giản, dễ lắp đặt sử dụng. Tuy nhiên tính bảo mật không cao, có thể chấm công thay được.

Máy chấm công thẻ từ: Có tốc độ quét và xử lý nhanh, thường sử dụng cho các công ty lớn có đông nhân viên, nhược điểm là chi phí để có một chiếc máy như thế này thường cao hơn các loại khác.

Máy chấm công vân tay: Được trang bị với lịch trong của hệ thống và hoạt động song song hoặc độc lập với máy tính cài phần mềm.
- Ngôn ngữ: Tiếng anh, Tiếng Việt, Hàn quốc, Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Thỗ nhĩ kỳ…
- Phần mềm và phần cứng máy chấm công sử dụng tiếng Việt đơn giản, rất dễ sử dụng.

Máy chấm công silicon: Được xậy dựng trên nền tảng ATMEL, bộ vi xử lý chip ARM9, Bộ nhớ Flash lớn và chíp Cmos xử lý nhanh và nhạy, dễ dàng tích hợp với hệ thống chấm công và quản trị nhân sự tiên tiến. Được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ của mỹ (USA) nên rất yên tâm cho người sử dụng.
Còn rất nhiều các loại máy chấm công khác nữa, các bạn có thể tìm hiểu thêm trên internet.
Máy chấm công
Máy chấm công

Tư vấn mua máy chấm công:

Để chọn được cho mình một chiếc máy tốt, các bạn cần trả lời các câu hỏi:
- Lựa chọn giữa các loại công nghệ chấm công: Thẻ giấy, thẻ từ, vân tay? Chi phí có thể mua? Tại sao nên chọn loại máy đó?
- Lĩnh vực và quy mô của công ty: Văn phòng, nhà máy sản xuất, nhân viên bao nhiêu? Đặc thù của mô hình này?
- Có bao nhiêu cửa ra vào, bao nhiêu ca làm việc, số lượng nhân viên ra / vào tại cùng 1 cửa như thế nào?
- Nhu cầu chỉ cần chấm công In/Out hay cả kiểm soát cửa?
- Yêu cầu dữ liệu báo cáo cần in ra như thế nào ? Thông tin quản lý nào mà bạn yêu cầu cần có?
Trả lời được các câu hỏi trên, chắc chắn bạn sẽ mua được cho mình một chiếc máy chấm công tốt nhất!

Chăm sóc và bảo quản máy chấm công

Để có thể sử dụng được máy chấm công trong thời gian lâu nhất, các bạn nên thường xuyên vệ sinh, lau chùi. Dưới đây là hướng dẫn để các bạn có thể nắm được cách chăm sóc, vệ sinh đầu đọc vân tay, bộ phận quan trọng và được tiếp xúc nhiều nhất trên máy chấm công vân tay.
Đầu tiên hãy làm sạch lớp bụi trên bề mặt đầu đọc bằng cách thổi nhẹ vào đó.
Dùng chất lau chùi kính hoặc hỗn hợp xà phòng nhẹ để phun một lớp mỏng lên trên bề mặt máy chấm.
Để tránh làm hỏng bề mặt tiếp xúc, tuyệt đối không được dùng các loại hóa chất khác để lau chùi.
Lau khô đầu đọc bằng khăn mềm, tránh làm trầy xước bề mặt đầu đọc.
Bằng những kiến thức trên, các bạn có thể chăm sóc và bảo quản được máy chấm công tốt nhất, giảm chi phí mua máy chấm công mới và giữ cho máy hoạt động lâu hơn.

Hà Nội City:
Số 23 - Ngõ 131 Đường Thái Hà - Đống Đa
Tel: 043.555.8567 - Fax: 043 556 2606
TP Hồ Chí Minh City:
P. 802 - số 180-182 Lý Chính Thắng - P9.Q3
Tel: 0839.315.381 - Fax: 086.290.5020
Hải Phòng City:
Số 5 Nguyễn Bình - Đổng Quốc Bình - Ngô Quyền
Tel: 031.3261.886 - Fax: 031.3261.308
Đà Nẵng City:
Mobile: 093.222.5678
Hotline: 1900 6681
[Xem tiếp...]


5 bí mật kinh doanh của “trùm” Facebook



Nếu chỉ đánh giá bên ngoài, sẽ khó có thể tìm thấy ở Mark Zuckerberg những biểu hiện của một nhà kinh doanh thành đạt, nhưng có một điều ai cũng phải thừa nhận là không ai có thể dùng may mắn để xây dựng được một trang web mà ở đó số người sử dụng tính bằng 9 con số.
Sự thành công của vị CEO trẻ tuổi này ngày càng được nhiều người quan tâm, trong một cuốn sách viết về Mark, tác giả Ekaterina Walter đã đề cập đến bí quyết kinhdoanh thành công của “ông trùm” mạng xã hội này, gói gọn trong 5 từ bắt đầu bằng chữ “P”, bao gồm Purpose (mục đích), Passion (niềm đam mê), Partnerships (đối tác), People (con người) và Product (sản phẩm)
5 bí mật kinh doanh của “trùm” Facebook
5 bí mật kinh doanh của “trùm” Facebook

Mục đích - Purpose

Mục đích của Zuckerberg là tạo ra một thế giới cởi mở, minh bạch hơn và tạo ra kết nối giữa mọi người. Facebook không chỉ là một sản phẩm đơn thuần, đó là cách kết nối xã hội đã thay đổi cuộc sống của hàng tỷ người. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có tầm không chỉ bán sản phẩm, họ đem tới những cách thức mới cho các vấn đề, và đó là mục đích mà công ty của họ hướng tới.
Khi Blake Mycoskie thành lập công ty TOMS, sứ mệnh của ông không phải là để sản xuất giày mà là để giúp đỡ trẻ em ở các nước đang phát triển. Với mục đích như vậy, TOMS đến nay đã tài trợ hàng triệu đôi giày cho trẻ em ở hơn 40 quốc gia trên thế giới.
Tất cả những việc mà Facebook làm đều dựa trên mục đích rõ ràng được truyền tải tới mọi cấp trong công ty.Tác giả Ekaterina Walter cho rằng, để đạt tới thành công, mỗi công ty cần hiểu rõ được mục đích tồn tại của mình và đi theo mục đích đó mỗi ngày.

Đam mê - Passion

Điểm chung của tất cả những vị CEO thành công nổi tiếng trên thế giới là họ đều có niềm đam mê lớn. Đối với Zuckerberg, niềm đam mê đó là kết nối mọi người.Đam mê đem đến cho con người sự kiên nhẫn để đạt tới thành công, cho dù họ có gặp trở ngại gì.
Bài học: hãy hợp tác và tìm ra những con người có niềm đam mê. Họ chính là những người sẽ chinh phục các đỉnh núi, xoay chuyển tình thế, và đem đến những giải pháp sáng tạo nhất.

Đối tác - Partnerships

Thiết lập được mối quan hệ đối tác đúng đắn có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ công ty nào, hay nói cách khác, bất kể ai muốn thành công thì trước khi thành lập doanh nghiệp đều phải tính đến yếu tố này đầu tiên.
Với vai trò một nhà lãnh đạo công ty, Zuckerberg đã đưa tầm nhìn của anh vào mọi khía cạnh của Facebook, từ văn hóa làm việc, cách sáng tạo không ngừng nghỉ, các mối quan hệ đối tác và các vụ thâu tóm. Anh có thể không phải là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp truyền thống, nhưng niềm tin không thể lay chuyển của anh vào sứ mệnh của Facebook và tầm nhìn dài hạn của anh đã đóng vai trò then chốt cho sự thành công của mạng xã hội này.
Bài học: Hãy tìm những đối tác tin tưởng vào sứ mệnh của bạn và bổ sung cho các kỹ năng của bạn bởi không ai giỏi tất cả mọi thứ.

Con người - People

Cấu trúc quản lý dạng phẳng của Facebook đồng nghĩa với việc nhân viên được trao quyền lực để tạo ra những thay đổi và xây dựng ý tưởng của họ. Nhân viên Justin Rosenstein từng miêu tả Facebook là “một công ty với 60 kỹ sư mà làm được những việc mà những nhóm 600 người không thể làm được… Đó là sự tổng hòa gọn gàng của chiến lược từ trên xuống và phát triển sản phẩm từ dưới lên ở Facebook”.
Bài học: Tìm đúng người, những người có niềm đam mê đối với mục tiêu mà công ty đề ra, những người sẵn sàng làm mọi thứ trong khả năng của họ để giúp công ty thành công. Sau đó, để cho họ tự do đưa ra quyết định và trao quyền cho họ dấn thân vào những rủi ro.

Sản phẩm - Product

Zuckerberg đặt trọng tâm vào sản phẩm trước rồi mới lo tới vấn đề doanh thu. Anh thậm chí đã từ chối lời chào mua Facebook 1 tỷ USD từ Yahoo vào năm 2006 vì anh quyết tâm đem sản phẩm của mình tới mọi người trên thế giới.
Facebook đã luôn phấn đấu để xây dựng “sản phẩm tốt nhất và đơn giản nhất để mọi người chia sẻ thông tin dễ dàng nhất”, Zuckerberg từng nói. Facebook liên tục tinh gọn quy trình chia sẻ thông tin đó, và điều này thúc đẩy những sáng kiến lớn nhất của họ trong những năm qua.
Bài học: Những công ty thành công nhất thế giới chú trọng sản phẩm trước đã, rồi mới đến doanh thu.

[Xem tiếp...]


Sở hữu trí tuệ trước cuộc chiến thương hiệu cà phê



Thời gian gần đây, người ta có dịp chứng kiến cảnh các thương hiệu cà phê ngoại ồ ạt đổ về Việt Nam để kinh doanh. Dự kiến thị trường đồ uống này sẽ càng sôi động hơn khi sắp tới sẽ có thêm sự tham gia của "ông lớn" làng Cà Phê là Starbucks.

Cà Phê ngoại và miếng bánh thị trường Việt

Sau thành công của chuỗi cà phê Highlands mang phong cách châu Âu, từ năm 2008 đến nay, thị trường Việt Nam đón nhận sự gia nhập của hàng loạt tên tuổi cà phê lớn như Angel In Us (Hàn Quốc), Gloria Jean’s  Coffee (Úc), Coffee Bean & Tea (Mỹ)…Những chuỗi cà phê này đều hiện diện ở những vị trí đẹp, hấp dẫn khách hàng.

Đại diện của Starbucks cho biết sẽ mang lại hương vị cà phê được điều chỉnh cho phù hợp khẩu vị người Việt, định hướng vào phân khúc cao cấp, không cạnh tranh trực tiếp với các quán cà phê địa phương và sẽ mở thêm cửa hàng tại Hà Nội và các TP khác. Sau Starbucks, Figaro - chuỗi cửa hàng cà phê kiêm phục vụ thức ăn theo phong cách châu Âu của Philippines - cũng đang nhắm đến thị trường Việt Nam.

Sự xuất hiện của các thương hiệu ngoại sẽ giúp người tiêu dùng có nhiều chọn lựa hơn, đáp ứng những khẩu vị khác nhau, đồng thời là áp lực khiến các doanh nghiệp (DN) trong nước phải tự đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng bản địa.

Theo luật sư Daniel Nguyễn, Công ty tư vấn luật HDC, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Starbucks ít nhiều đã thành công khi chinh phục người tiêu dùng Trung Quốc, Nhật Bản vốn chỉ có thói quen uống trà, thay vì cà phê. Còn Việt Nam là đất nước với khoảng 90 triệu dân, trong đó một lượng lớn dân số có thói quen sử dụng cà phê.

Theo đánh giá của các chuyên gia về tiếp thị, mặc dù một số thương hiệu đã có mặt tại Việt Nam nhưng trong lĩnh vực kinh doanh cà phê, Starbucks mới thực sự là “ông lớn”. Với sự đổ bộ mạnh mẽ của các thương hiệu này, thị trường cà phê Việt Nam có thể thay đổi. Bên cạnh bộ phận khách hàng vẫn giữ thói quen uống cà phê pha phin kiểu đậm đặc, có thể thấy rằng cà phê vị quốc tế như Starbucks là “nước pha đường có mùi cà phê” sẽ dễ uống hơn nhiều.

Thế nhưng, theo các chuyên gia thương hiệu, việc Starbucks vào Việt Nam sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị phần, thị trường cà phê hòa tan vốn đang được nắm giữ bởi 3 thương hiệu hàng đầu là G7 (Trung Nguyên), Vinacafé và Nestlé.

Các thương hiệu ngoại như Starbucks, Gloria Jean’s Coffee… hướng đến đối tượng khách hàng trẻ, hiện đại, thích khám phá và thường xuyên có điều kiện đi lại hoặc có thời gian sống, làm việc nhiều ở nước ngoài… “Trong khi đó, những người tuổi trung niên lại thích cà phê có hương vị truyền thống, vị mạnh và sử dụng hằng ngày nên thương hiệu cà phê ngoại sẽ không phải sự lựa chọn của họ” - ông Đỗ Minh Tuấn nhận định.
Sở hữu trí tuệ trước cuộc chiến thương hiệu cà phê
Sở hữu trí tuệ trước cuộc chiến thương hiệu cà phê
Đánh giá về sự có mặt của các thương hiệu ngoại trên thị trường, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên, cho rằng “không có gì đáng bận tâm”. Các chuỗi quán cà phê ngoại vào Việt Nam mang theo phong cách Tây Âu càng giúp thị trường cà phê thêm sôi động, đa dạng. Sẽ có một bộ phận khách hàng trẻ đến Starbucks để thể hiện sự sành điệu… Nói cách khác, người tiêu dùng đến Starbucks không phải để uống cà phê. Cũng theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, thị trường cà phê còn rất nhiều dư địa cho các DN cùng khai thác.

Cà phê nội vẫn có nhiều lợi thế

Trong bất cứ cuộc chiến nào trên thương trường, thương hiệu bản địa nếu có nguồn cội văn hóa DN vững mạnh, tập trung và có sự chuẩn bị tốt đều hoàn toàn có thể đương đầu với những đối thủ hùng mạnh nước ngoài.

Thứ nhất, sự chủ động và vị thế đứng trên vùng nguyên liệu. Thứ hai, khẩu vị cà phê của người tiêu dùng là điều không thể một sớm một chiều thay đổi được. Cho đến nay, những thương hiệu cà phê Việt vẫn đang đáp ứng khá tốt khẩu vị cà phê của người Việt. Thứ ba, mức giá của các thương hiệu cà phê nước ngoài vẫn còn khá cao đối với phần đông người dân Việt Nam. Starbucks ở Mỹ còn có biệt danh là Fourbucks (4 đô), nghĩa là mức giá đó cao kể cả so với người Mỹ.

Và cuối cùng, DN cà phê Việt Nam nếu biết tận dụng nguồn cội bản địa, khơi dậy tinh thần dân tộc, tinh thần “Người Việt dùng hàng Việt” thì sẽ chiến thắng.

 Do đó các thương hiệu việt cần phải tạo cá tính cho riêng mình, phải làm thật tốt và đúng để mang lại giá trị nhiều hơn cho khách hàng. Thương hiệu nào có khả năng tạo cho người tiêu dùng sự yên tâm, thích thú qua vài lần trải nghiệm sẽ giữ chân được khách hàng và có thể sở hữu lòng trung thành của người tiêu dùng với sản phẩm của thương hiệu đó. Đối với những doanh nghiệp nào có ý định thành lập công ty mới cũng cần phải chú ý đến bản sắc văn hóa của người Việt thì mới dễ dàng phát triển và nắm được phần thắng khi phải đối đầu với các nhãn hiệu lớn.

Hơn nhau về bản sắc

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng thay vì bận tâm DN ngoại nào sẽ gia nhập thị trường, các DN cà phê trong nước cần tập trung xây dựng bản sắc và hành động, đề xuất chiến lược ngành cà phê quốc gia. Starbucks hoạt động theo mô hình “one stop shop”: Không chỉ bán cà phê mà còn có thức ăn nhẹ, bánh mì kẹp thịt...  Với hình thức này, Việt Nam đã có không ít quán và chắc chắn sẽ có nhiều quán khác mọc lên, sao chép phong cách Starbucks. Vì vậy, muốn thành công, DN không có con đường nào khác là phải xây dựng một câu chuyện, một bản sắc cho riêng mình. Đây cũng là quan điểm chung của nhiều chuyên gia kinh tế, thương hiệu. GS-TS Tôn Thất Nguyễn Thiêm từng nhìn nhận: “Starbucks thành công vì đã xây dựng cho mình bản sắc riêng. Khách đến Starbucks không chỉ để uống cà phê mà còn trải nghiệm không gian tĩnh lặng. Nếu phá bỏ sự tĩnh lặng đó và kinh doanh “thập cẩm”, không chắc Starbucks sẽ tiếp tục thành công” ngay từ khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. 

theo tin từ: http://babyloncoltd.blogspot.com
[Xem tiếp...]


Thủ tục gia hạn visa



Bạn cần làm Thủ tục gia hạn visa? Bạn muốn tìm một dịch vụ gia hạn visa có uy tín? Hãy đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn và hoàn tất các thủ tục gia hạn visa  cho bạn. Dịch vụ của Babylon đảm bảo làm thủ tục nhanh chóng, an toàn với chi phí dịch vụ thấp nhất. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi làm visa tại Babylon.
Thủ tục gia hạn visa
Thủ tục gia hạn visa

HỒ SƠ GIA HẠN VISA GỒM:

- Đơn xin gia hạn visa theo mẫu;
- Hộ chiếu

DỊCH VỤ GIA HẠN VISA CỦA BABYLON:

Khách hàng tư vấn Thủ tục gia hạn visa tại Babylon sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:

1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động gia hạn visa như:
- Tư vấn những quy định của pháp luật về việc Gia hạn visa;
- Tư vấn thủ tục Gia hạn visa;
- Tư vấn về thời hạn đóng Visa, gia hạn Visa...
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chuẩn xin Gia hạn visa;
- Tư vấn các vấn đề liên quan khác.

2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:
- Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Gia hạn visa, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.

3. Babylon sẽ đại diện hoàn tất các Thủ tục gia hạn visa cho khách hàng như:
- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Babylon sẽ tiến hành soạn hồ sơ Gia hạn visa cho khách hàng;
- Đại diện lên cơ quan có thẩm quyền nộp hồ sơ Gia hạn visa cho khách hàng;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Đại diện nhận Visa cho khách hàng.

4. Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng:
- Giảm giá 10% cho dịch vụ tiếp theo mà bạn sử dụng;
- Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí thường xuyên qua http://babyloncoltd.blogspot.com/
- Tư vấn miễn phí qua hotline: 1900 66 81

Hãy liên hệ với Babylon để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ gia hạn visa tốt nhất!
Hà Nội City:
Số 23 - Ngõ 131 Đường Thái Hà - Đống Đa
Tel: 043.555.8567 - Fax: 043 556 2606
TP Hồ Chí Minh City:
P. 802 - số 180-182 Lý Chính Thắng - P9.Q3
Tel: 0839.315.381 - Fax: 086.290.5020
Hải Phòng City:
Số 5 Nguyễn Bình - Đổng Quốc Bình - Ngô Quyền
Tel: 031.3261.886 - Fax: 031.3261.308
Đà Nẵng City:
Mobile: 093.222.5678
Hotline: 1900 6681

Bài viết thuộc sở hữu của http://babyloncoltd.blogspot.com
[Xem tiếp...]


Tái cơ cấu DNNN - "Dậy sóng" vì thủ tướng



Ngày 16/1/2013 Thủ tướng chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo các tổng công ty, tập đoàn nhà nước về vấn đề quản lý doanh nghiệp cũng như tiến trình tái cơ cấu DNNN đang nắm vai trò then chốt này.

Nghị định 99/2012 sau hơn hai tháng ban hành về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đang được kỳ vọng sẽ làm thay đổi căn bản việc quản lý doanh nghiệp nhà nước hiện nay.
Tuy nhiên,  nhằm giúp các doanh nghiệp nhà nước hiểu hơn về văn bản này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi đến các đại biểu một bản báo cáo để giới thiệu lại các nội dung quan trọng nhất trong nghị định.
Tái cơ cấu DNNN
Tái cơ cấu DNNN
Cụ thể, sẽ thu hẹp quyền của thủ tướng xuống chỉ còn thực hiện 4 quyền quan trọng của chủ sở hữu đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước quan trọng, bao gồm quyết định thành lập, tổ chức lại; mức vốn điều lệ và thay đổi vốn điều lệ; bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên và phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất và đầu tư 5 năm.
Số lượng doanh nghiệp Thủ tướng trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu cũng đã giảm từ 21 tập đoàn, tổng công ty xuống còn 9 tập đoàn và 1 tổng công ty.
Trong khi đó, các bộ từ nay sẽ có nhiều quyền hơn, đồng thời phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với các tổng công ty trực thuộc, đặc biệt trong các vấn đề như bổ nhiệm tổng giám đốc, phê duyệt chủ trương góp vốn để thành lập công ty liên kết, vay, cho vay, mua bán tài sản, quyết định lương của các chức danh quan trọng...
Khung pháp lý đã có, tuy nhiên, để có thể áp dụng vào thực tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng vẫn còn mất thời gian để hoàn thiện một số quy định khác, từ đó có thể "kích hoạt" nghị định quan trọng này.
Cơ quan này thừa nhận rằng "những cơ chế, chính sách phục vụ cho việc triển khai nghị định này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng nên các tập đoàn, tổng công ty vẫn còn gặp nhiều lúng túng trong triển khai, thực hiện. Chính vì vậy, cơ quan này lưu ý rằng trong thời gian tới, các bộ ngành phải bắt tay giải quyết một loạt vấn đề để có thể hiện thực hóa nghị định quan trọng này vào thực tiễn hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Ý kiến các doanh nghiệp:

Đáng chú ý nhất là ý kiến của ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch Tổng công ty cổ phần Vinaconex. Ông Phương nói rằng Vinaconex đã đề xuất tái cấu trúc theo hướng thoái vốn trên thị trường chứng khoán, theo đó có thể tính đến phương án "sổ sách 10 nghìn, thị trường 7-8 nghìn thì cũng bán để đảm bảo dòng tiền".
Vinaconex được ghi nhận là một trong những doanh nghiệp nhà nước thoái vốn quyết liệt trong thời gian qua.

Chủ tịch Hội đồng thành viên của Vietnam Airlines, ông Phạm Viết Thanh, cũng cho biết hiện đề án tái cấu trúc của doanh nghiệp này vẫn đang trong quá trình phê duyệt và mong muốn quá trình này được đẩy nhanh. Về vấn đề tái cơ cấu, 2013 là năm cổ phần hóa công ty mẹ và đến nay đã chọn được nhà tư vấn quốc tế để cổ phần hóa.
theo: http://babyloncoltd.blogspot.com
[Xem tiếp...]


Chuyển phát nhanh UPS



Trong lĩnh vực Chuyểnphát nhanh UPS Babylon tự hào là đơn vị có thế mạnh trong nước và quốc tế với dịch vụ chuyển hàng nhanh chóng, an toàn với chi phí vận chuyển thấp nhất. Quý khách có nhu cầu chuyển phát UPS hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 6681 để được hỗ trợ tốt nhất.

Vài nét về chuyển phát nhanh UPS:

UPS là một công ty toàn cầu với danh hiệu là một trong những nhãn hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới. UPS trở thành công ty chuyển phát nhanh hàng hóa lớn nhất thế giới và là công ty dẫn đầu về cung cấp các dịch vụ kho vận và vận chuyển chuyên nghiệp toàn cầu.
Mỗi ngày, UPS giải quyết lưu lượng hàng hóa, ngân quỹ và thông tin đến hơn 200 quốc gia và lãnh thổ trên toàn cầu.
Chuyển phát nhanh UPS
Chuyển phát nhanh UPS

Các mặt hàng chuyển phát nhanh UPS nhận chuyển:

Đồ điện tử: Máy tính, điện thoại, máy quay phim, máy nghe nhạc, máy trò chơi, máy chiếu phim, hệ thống âm thanh gia đình, hệ thống âm thanh phòng thu, nhạc cụ....
Đồ dùng gia đình: Quần áo, giầy dép, đồng hồ, trang sức, đồ gốm sứ, thủy tinh, đồ chơi trẻ em, ...
Chứng từ, hồ sơ du học, hồ sơ định cư, Thư từ…
Hành lý
Quà tặng cho người thân, bạn bè, quà lưu niệm..
Hàng mẫu (may mặc, gỗ, vải,…)
Hàng hư trả lại nước ngoài, hàng sửa chữa, hàng bảo hành, hàng tạm nhập tái xuất, …
Hàng container ( cont 20’, cont 40’)
Hàng lẻ (đường biển, đường hàng không )
Hàng container;
Khai thuế Hải Quan.

Quy trình chuyển hàng của Babylon:

1. Báo giá: Chúng tôi sẽ gửi bảng báo qua Email, hoặc báo giá qua hotline 1900 6681. Quý Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để lựa chọn hình thức gửi bảng báo giá thuận tiện nhất.
2. Đóng gói và nhận hàng: Hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi cung cấp thùng carton, phiếu gửi, phong bì miễn phí.
3. Ký nhận hàng: Chúng tôi lập phiếu gửi, ký xác nhận, Khách hàng giữ 1 liên, công ty giữ một liên làm chứng từ xác nhận. Babylon sẽ cung cấp mã phiếu gửi cho khách hàng, chúng tôi liên tục theo dõi hành trình của từng bưu gửi và thông báo trực tiếp kết quả từng lần chuyển hàng tới quý khách hàng.
4. Vận chuyển: Tùy theo gói cước và dịch vụ chọn lựa, chúng tôi sẽ vận chuyển hàng hóa theo các hình thức.
- Dịch vụ chuyển nhanh: Thời gian từ 3-4 ngày.
- Dịch vụ chuyển tiết kiệm: 6-7 ngày.
- Dịch vụ chuyển siêu tiết kiệm: 2 tuần.
- Dịch vụ vận chuyển đường biển giá rẻ.
5. Phát hàng: Chúng tôi sẽ phát hàng tại địa chỉ của người nhận. Người nhận sẽ không phải đi đến bất kì bưu cục nào của DHL, UPS, FedEx, TNT để nhận hàng của mình.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, phục vụ tận tình, chu đáo, Babylon liên tục được bình chọn là một trong số các đại lý xuất sắc của hãng UPS. Đồng thời với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, chúng tôi đảm bảo việc chuyển hàng đến tận tay người nhận trong thời gian nhanh nhất. Quý khách gửi hàng qua dịch vụ chuyển phát của Babylon sẽ được đảm bảo một số quyền lợi từ dịch vụ như:
- Nhận hàng và giao hàng tận nơi hoặc nhận/giao tại sân bay;
- Giao nhận đúng thời gian thỏa thuận;
- Làm thủ tục thông quan nhanh chóng;
- Lộ trình giao nhận minh bạch với bằng chứng giao hàng;
- Cam kết về bảo đảm an toàn hàng hóa và thời gian chuyển phát;
- Bảo hiểm 100% giá trị hàng hóa nếu xảy ra mất mát hư hỏng.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được phục vụ tốt nhất!
Hà Nội City:
Số 23 - Ngõ 131 Đường Thái Hà - Đống Đa
Tel: 043.555.8567 - Fax: 043 556 2606
TP Hồ Chí Minh City:
P. 802 - số 180-182 Lý Chính Thắng - P9.Q3
Tel: 0839.315.381 - Fax: 086.290.5020
Hải Phòng City:
Số 5 Nguyễn Bình - Đổng Quốc Bình - Ngô Quyền
Tel: 031.3261.886 - Fax: 031.3261.308
Đà Nẵng City:
Mobile: 093.222.5678
Hotline: 1900 6681

[Xem tiếp...]


Thành lập công ty TNHH



Tư vấn Thành lập công ty TNHH, hoàn tất các thủ tục Thành lập công ty nhanh chóng, an toàn với chi phí dịch vụ thấp nhất chỉ có ở Babylon. Dịch vụ Tư vấn Thành lập công ty TNHH của Babylon sẽ đại diện giao dịch với cơ quan Nhà Nước để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh cho khách hàng. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi Tư vấn Thành lập công ty TNHH tại Babylon.
Thành lập công ty TNHH
Thành lập công ty TNHH

 TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MIỄN PHÍ:

- Được hỗ trợ hồ sơ nội bộ, hồ sơ mua hoá đơn và chỉ dẫn về kê khai thuế, nộp thuế, HĐ lao động;
- Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí trong thời hạn 1 năm;
- Tư vấn miễn phí 1 năm sau thành lập
- Giảm 10% cho sử dụng dịch vụ tiếp theo
- Hỗ trợ việc đặt backlink làm seo trên hệ thống Babylongroup
- Được quảng bá thương hiệu trên hệ thống hàng trăm website của Babylon.

QUY TRÌNH  THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH CỦA BABYLON:

Khách hàng Tư vấn luật thành lập công ty TNHH tại Babylon sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:

1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Thành lập công ty TNHH như:

- Tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp;
- Tư vấn Phương thức hoạt động và điều hành;
- Tư vấn pháp lý về Mối quan hệ giữa các chức danh quản lý;
- Tư vấn Quyền và nghĩa vụ của các thành viên;
- Tư vấn Tỷ lệ và phương thức góp vốn;
- Tư vấn Phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;
- Tư vấn Các nội dung khác có liên quan.

2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:

- Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Thành lập công ty TNHH, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.

3. Babylon sẽ đại diện hoàn tất các thủ tục Thành lập công ty TNHH cho khách hàng, cụ thể:

- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Babylon sẽ tiến hành soạn hồ sơ đăng ký Thành lập công ty TNHH cho khách hàng;
- Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ đăng ký Thành lập công ty TNHH cho khách hàng;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Đại diện nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh tại sở KH-ĐT cho khách hàng;
- Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp;
- Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế và Mã số Hải quan cho Doanh nghiệp.

BẢNG PHÍ DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH:

- Đăng 03 số báo: 500.000 VND
- Dấu chức danh, dấu đã thu tiền, dấu sao y bản chính: 200.000 VNĐ/ một loại dấu
- Phí tra cứu nhãn hiệu: 500.000 VNĐ
(Trường hợp Quý khách đề nghị tra cứu nhãn hiệu tại cơ sở dữ liệu của Cục SHTT để đảm bảo cho việc đặt tên công ty và xác lập quyền thương hiệu sau này)

* KHUYẾN MẠI:

- In 03 quyển hóa đơn (03 liên trắng, hồng, xanh) bao gồm việc làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn lần đầu chỉ với 1.500.000 VNĐ
- Báo cáo thuế hàng tháng: 600.000 VNĐ
Lưu ý: Doanh nghiệp phải kê khai nộp báo cáo thuế trước ngày 20 hàng tháng dù có phát sinh hay không phát sinh hóa đơn. Đã có nhiều trường hợp sau khi thành lập doanh nghiệp xong vì lý do nào đó (không hoạt động, không có mua bán hàng hóa...) không chịu kê khai thuế hàng tháng dẫn tới bị trẽ hạn. Nếu trễ hạn sẽ bị phạt theo thông tư số 61/2007/TT-BTC
- Giảm 20% phí đăng ký bảo hộ thương hiệu cho 1 nhóm ngành với giá:1.600.000 VNĐ (giá gốc: 2.000.000 VNĐ) tham khảo tại www.dangkynhanhieu.vn
- Giảm 20% thiết kế website theo chuẩn SEO của Babylon với giá: 3.200.000 VNĐ (giá gốc: 4.000.000 ), được tặng kèm tên miền .com và hosting tham khảo tại www.babylonseo.com

Lời cuối: Việc sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói không đơn thuần chỉ là việc thuê một đơn vị làm thủ tục lấy ra đăng ký kinh doanh, con dấu với một dịch vụ giá rẻ, nếu chỉ đơn thuần như vậy thì bạn có thể tự đi làm mà không cần phải thông qua dịch vụ, mà cái quan trọng hơn cả đó là bạn cần một đơn vị tư vấn chiến lược, tổng thể và bài bản, bởi đằng sau việc thành lập công ty đó lả cả một vấn đề như: Thương hiệu của bạn có được bảo hộ sau này hay không? tên miền của bạn có còn hay không nếu bạn đặt tên công ty mất rồi. Bạn sẽ làm gì sau khi thành lập công ty liên quan về thuế? Các văn bản nội bộ công ty như: Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, hợp đồng thuê lao động... bạn có được hỗ trợ tư vấn thật sự chuyên nghiệp trong quá trình 1 năm hoạt động... tất cả câu chuyện đó chỉ có thể là giá trị và kinh nghiệm sương máu mà không phải dịch vụ giá rẻ có thể đảm bảo được việc đó, vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn một đơn vị để làm đối tác chiến lược về sau. Chắc chắn ngày nay tiêu chí và yêu cầu của khách hàng cũng trở nên khó tính hơn vì vậy chỉ giỏi chuyên môn không thôi chưa đủ, nhiệt tình không thôi cũng chưa đủ mà đó còn là một sự trải nghiệm và hiểu biết đa dạng. Tư vấn chiến lược tổng thể sẽ là một xu thế tất yếu mà bạn cần xem trọng!

Hãy liên hệ với Babylon để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt nhất!
Hà Nội City:
Số 23 - Ngõ 131 Đường Thái Hà - Đống Đa
Tel: 043.555.8567 - Fax: 043 556 2606
TP Hồ Chí Minh City:
P. 802 - số 180-182 Lý Chính Thắng - P9.Q3
Tel: 0839.315.381 - Fax: 086.290.5020
Hải Phòng City:
Số 5 Nguyễn Bình - Đổng Quốc Bình - Ngô Quyền
Tel: 031.3261.886 - Fax: 031.3261.308
Đà Nẵng City:
Mobile: 093.222.5678
Hotline: 1900 6681
Theo tin từ http://babyloncoltd.blogspot.com
[Xem tiếp...]


Quy trình thành lập doanh nghiệp



Mỗi công dân sống và làm việc trên đất nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều phải tuân theo luật pháp mà Đảng và nhà nước ta lập nên! Và các doanh nghiệp cũng vậy đều có những quyền và nghĩa vụ riêng được quy định tại bộ luật Doanh nghiệp Việt Nam. Theo luật Doanh nghiệp 2005 quy trình và thủ tục thành lập doanh nghiệp của các hình thức như sau:
Quy trình thành lập doanh nghiệp
Quy trình thành lập doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh và  quy trình thành lập doanh nghiệp
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.
4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

 HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP GỒM:

1. Giấy đề nghị ĐKKD (2 bản);
2. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ doanh nghiệp: Đối với cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.
3. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề);
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định (nếu Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định).
5. Bản kê khai thông tin đăng ký thuế (trường hợp cá nhân chưa có thông báo mã số thuế hoặc mã số thuế cá nhân).
6. Bản sao hợp lệ Thông báo mã số thuế (trường hợp cá nhân đã có thông báo mã số thuế).
Điều kiện thành lập doanh nghiệp

 TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI BABYLON:

Khách hàng làm Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Babylon sẽ được hưởng một số dịch vụ tư vấn miễn phí của công ty như:
- Babylon sẽ kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng
- Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc thành lập doanh nghiệp, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
 - Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp cho khách hàng.
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Nhận giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Hãy liên hệ với Babylon để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt nhất!
Hà Nội City:
Số 23 - Ngõ 131 Đường Thái Hà - Đống Đa
Tel: 043.555.8567 - Fax: 043 556 2606
TP Hồ Chí Minh City:
P. 802 - số 180-182 Lý Chính Thắng - P9.Q3
Tel: 0839.315.381 - Fax: 086.290.5020
Hải Phòng City:
Số 5 Nguyễn Bình - Đổng Quốc Bình - Ngô Quyền
Tel: 031.3261.886 - Fax: 031.3261.308
Đà Nẵng City:
Mobile: 093.222.5678
Hotline: 1900 6681
[Xem tiếp...]


Đổi mới tư duy quản trị chiến lược và rủi ro



Năm 2012 và cả năm 2013 sắp tới đã và sẽ chứng kiến sự suy sụp, chìm vào vũng bùn đen tối của không ít những doanh nghiệp một thời lừng lẫy. Bối cảnh này chính là dịp để nhìn nhận, đánh giá vai trò và trách nhiệm của lãnh đạo trong phát triển bền vững doanh nghiệp. Trước những bài học nhãn tiền của giới doanh nghiệp Việt Nam và thế giới, 2012 phải được coi là năm bản lề với sự đổi mới tư duy quản trị điều hành kinh doanh của lãnh đạo các doanh nghiệp lớn.

Môi trường kinh doanh thay đổi dẫn đến doanh nghiệp phải thay đổi là quy luật tất nhiên. Chưa bao giờ vấn đề lãnh đạo (leadership) lại trở nên nóng bỏng như thế bởi chính lãnh đạo doanh nghiệp có nhiệm vụ dẫn dắt sự thay đổi của doanh nghiệp, mà muốn dẫn dắt thành công sự thay đổi này, lãnh đạo doanh nghiệp phải thay đổi chính mình, trước hết là thay đổi tư duy quản trị.
Quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp lớn thậm chí chưa xác định rõ sản phẩm và dịch vụ chủ đạo; đặt mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận lên trên mục tiêu an toàn và chất lượng; đầu tư tràn lan ra ngoài ngành; quản trị rủi ro tác động đến dòng tiền yếu, quản trị khả năng thanh toán yếu. Qua những bài học rút ra từ thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp lớn Việt Nam cho thấy đổi mới tư duy quản trị, cần tập trung trước hết vào đổi mới tư duy quản trị chiến lược và tư duy quản trị rủi ro.

Đổi mới tư duy quản trị ở đây là tách biệt giữa quản trị và điều hành. Trong khi việc lập chiến lược, kế hoạch kinh doanh thực tế thuộc trách nhiệm của CEO và bộ máy điều hành – tức là cơ quan nắm vững công việc kinh doanh nhất, HĐQT có nhiệm vụ xác định tầm nhìn chiến lược cũng như định hướng cho sự phát triển của công ty, hoạch định và giám sát thực hiện các chiến lược phát triển doanh nghiệp. Ban điều hành, đứng đầu là CEO chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động đảm bảo thực hiện các chiến lược đã đề ra. Như vậy, nếu chiến lược của công ty sai thì trách nhiệm này sẽ thuộc về tập thể HĐQT, đặt vấn đề như vậy sẽ thấy tính cấp thiết của việc nâng cao năng lực và phân công nhiệm vụ của từng thành viên HĐQT.

Trong thực tế, mô hình quản lý rủi ro ở các công ty mắc phải khuyết điểm là chỉ khoanh vùng quản lý rủi ro ở lĩnh vực vận hành và chỉ thực hành ở cấp CEO và Ban giám đốc. Ngay cả ở hai cấp này việc quản lý rủi ro cũng thường rất phân tán, và không tương thích với các hoạt động quản lý rủi ro ở các bộ phận chức năng khác (ngân quỹ, bảo hiểm, IT, pháp chế, kiểm toán nội bộ…). Trong đổi mới tư duy quản trị liên quan đến quản trị rủi ro, trách nhiệm của HĐQT về quản trị rủi ro bao gồm: nhận diện và đánh giá các loại rủi ro; hoạch định chính sách quản trị rủi ro; và thiết lập các thủ tục theo dõi và báo cáo định kỳ về các quy trình quản trị rủi ro này. Để xác định, giữ vững hay thay đổi chiến lược của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh biến động, việc quan trọng cần làm là định vị năng lực lõi hiện có và phát huy các thế mạnh chuyên môn hữu hình và vô hình của doanh nghiệp.

Nhìn chung, trong giai đoạn kinh tế suy thoái, doanh nghiệp nên tập trung vào việc tái cấu trúc, giảm thiểu chi phí, tăng thêm thị phần và lợi nhuận để tạo nền móng chuẩn bị cho thời kỳ hồi phục của nền kinh tế. Nếu đầu tư cho tầm nhìn chiến lược một cách đúng mức , đồng thời xem xét lại các chu trình hoạt động, loại bỏ những hoạt động thiếu hiệu quả thì khi kinh tế bắt đầu đi lên, doanh nghiệp sẽ có một nền móng vững chắc để tiếp tục vươn lên những tầm cao mới với những chiến lược mới./.
[Xem tiếp...]


1.080 vụ vi phạm các quy định sở hữu trí tuệ bị phát hiện và xử lý



Năm 2012, Chi cục Quản lý thị trường chủ động phối hợp với các ngành chức năng: Công an, Sở Y tế, Cục Thuế, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường- Chất lượng … kiểm tra, phát hiện và xử lý 1.080 vụ vi phạm các quy định trong kinh doanh thương mại
Kiểm tra xử lý vi phạm
Kiểm tra xử lý vi phạm
Trong đó, 121 vụ vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả; 444 vụ vi phạm không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh sai nội dung, địa điểm và không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh…; 131 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá; 63 vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm; 44 vụ gian lận thương mại về đo lường, chất lượng hàng hóa và 10 vụ về hàng giả, sâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... Chi cục đã tịch thu một số hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm như: Đồ chơi trẻ em hơn 15.400 chiếc, quần áo các loại gần 37.900 chiếc, giầy dép các loại hơn 12.000 đôi, mỹ phẩm các loại hơn 4.100 lọ, tuýp, túi sách giả da 2.280 chiếc, vỏ bao giấy ăn hiệu EMOS 100 kg và 1.500 kg gà Trung Quốc nhập lậu, 13.600 kg nội tạng động vật, 31.500 kg rau, củ quả các loại…; phạt hành chính các trường hợp vi phạm và tiền bán hàng tịch thu gần 4,9 tỷ đồng.
[Xem tiếp...]


Có được Gtel mobile với giá 0 đồng



“Gtel Mobile đã thực hiện thành công chỉ đạo của Thủ tướng, đó là phía Việt Nam không được bỏ tiền mặt đầu tư vào liên doanh trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Ông Nguyễn Văn Dư, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Toàn cầu (Gtel Mobile), cho biết.
Bỏ 0 đồng để có Gtel Mobile tại Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Dư
Ông có thể cho biết vì sao tập đoàn VimpelCom (Nga) lại rút vốn khỏi liên doanh?
Năm 2008, với sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an thành lập liên doanh công ty cổ phần, có vốn đầu tư nước ngoài từ tập đoàn VimpelCom. Theo thỏa thuận ban đầu, phía đối tác Việt Nam đóng góp vốn vào liên doanh bằng giá trị thương quyền sử dụng giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông di động, trị giá 400 triệu USD, chiếm 60% cổ phần. Trong khi đó, phía nước ngoài đóng góp bằng tiền mặt, chiếm 40% cổ phần, tương đương 267 triệu USD.
Sau khi đầu tư hết giai đoạn 1, liên doanh tiếp tục có nhu cầu huy động vốn và các cổ đông đã tiến hành tìm nguồn vốn bổ sung cho doanh nghiệp. Sau một thời gian đàm phán, phía nước ngoài tăng thêm thêm 9% cổ phần, tương đương 196 triệu USD. Tổng vốn phía nước ngoài đầu tư vào liên doanh đến tháng 4/2011 là 463 triệu USD. Nếu kể cả các chi phí thuê tư vấn và chi phí trực tiếp cho đội ngũ chuyên gia của VimpelCom làm việc bên cạnh liên doanh thì tổng đầu tư khoảng 500 triệu USD.
Đến thời điểm phía đối tác nước ngoài rút khỏi liên doanh, Gtel Mobile đã xây dựng được 3 trung tâm kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến và hoàn thiện mạng lưới với hơn 3.000 trạm BTS, cung cấp dịch vụ trên 51 tỉnh thành.
Về lý do phía bạn rút thì do nhiều yếu tố tác động, trong đó 4 vấn đề chính.
Thứ nhất, chính sách Việt Nam không cho phép phía nước ngoài sở hữu cổ phần đa số trong liên doanh. Trong khi phía đối tác nhận thấy họ đã đổ vào khoảng nửa tỷ USD nhưng lại không được chủ động như ý muốn.
Thứ hai, đó là bối cảnh năm 2011, khủng hoảng tài chính lan rộng khắp châu Âu. Giá cổ phiếu công ty mẹ đi xuống, nên họ cũng khó khăn trong huy động vốn.
Thứ ba, do việc tái cơ cấu chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty mẹ là tập trung vào thị trường có khả năng doanh thu và mang lại lợi nhuận cao, trong khi thị trường viễn thông Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt.
Và cuối cùng là tần số Gtel Mobile được cấp không đủ cạnh tranh với các nhà mạng khác. Chúng tôi chỉ có băng tần 1.800 MHz, trong khi các nhà mạng khác có đủ băng tần 900 MHz, 1.800 MHz và băng tần 3G.
Nhìn tổng quát lại, tuy việc rút khỏi liên doanh của đối tác nước ngoài là đáng tiếc, nhưng phía Việt Nam cũng đã chủ động đề phòng các tình huống khó khăn về vốn ngay khi thành lập liên doanh, làm chủ trong quản trị doanh nghiệp, không để xảy ra các rủi ro pháp lý, cũng như không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nước ngoài và quan hệ đối ngoại của đất nước.
Quan trọng hơn là, Gtel Mobile đã thực hiện thành công chỉ đạo của Thủ tướng, đó là phía Việt Nam không được bỏ tiền mặt đầu tư và liên doanh trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Đến ngày hôm nay, chúng tôi vẫn chưa sử dụng một đồng vốn nào của Nhà nước mà đã có tài sản giá trị lớn và đóng góp vào ngân sách hàng trăm tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Đó là thành công mà tôi nghĩ không phải doanh nghiệp FDI nào cũng làm được, đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông.
Vậy, 45 triệu USD trả cho phía VimpelCom để mua lại 49% cổ phần là tiền từ nguồn nào, thưa ông?
Đó là số tiền còn lại trong khoản 196 triệu USD của lần tăng vốn đợt 2, khi phía đối tác mua thêm 9% cổ phần của liên doanh. Phần còn lại, công ty đã sử dụng để trả các khoản nợ trong giai đoạn còn liên doanh và tối ưu để tiếp tục đầu tư triển khai phát triển mạng, ra mắt thương hiệu mới…, cùng các hoạt động khác trong suốt hơn nửa năm vừa qua.
Nếu vậy thì tài sản bây giờ gần như Gtel không phải khấu hao, vì không phải bỏ vốn?
Cái đó là về nguyên tắc, còn về phần công ty vẫn phải hạch toán theo các quy định tài chính kế toán. Thực tế, sau khi phía đối tác rút khỏi liên doanh, về mặt dòng tiền, công ty thâm hụt khoảng 8 tỷ đồng. Ban lãnh đạo mới của công ty đã mạnh tay tái cơ cấu các khoản nợ, tinh giảm nhân sự để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thực tế chỉ sau hai tháng tái cơ cấu, phần chi phí cố định đã giảm một nửa trong khi hiệu quả làm việc được duy trì và phát huy tốt hơn. Hiện nay, Gtel Mobile có tổng tài sản cố định là 5.000 tỷ đồng, chủ yếu là thiết bị mạng lưới.
Kết quả kinh doanh bước đầu của Gtel Mobile như thế nào kể từ sau khi phía nước ngoài rút khỏi liên doanh, thưa ông?
Kết quả kinh doanh bước đầu đã có phát triển đáng khích lệ và tốt hơn kể từ khi phía Việt Nam vào trực tiếp điều hành doanh nghiệp. Doanh thu của năm 2012 gấp hơn hai lần năm trước, hiệu quả kinh doanh khá tốt. Trong những tuần cuối của tháng 12 vừa qua, các chỉ tiêu doanh thu, giá trị top-up của thuê bao và lưu lượng thoại đều đạt kỷ lục kể từ khi Gtel Mobile cung cấp dịch vụ đến nay. Tôi nghĩ, điều này chứng tỏ Gmobile đang đi đúng hướng.
Trong khi đó, giai đoạn còn liên doanh Beeline, do triển khai ồ ạt, tập trung làm thương hiệu và chưa chú trọng đến hiệu quả nên hiệu quả kinh doanh thấp, lỗ rất lớn.
Sau khi phía Việt Nam tiếp quản điều hành, đã điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đề cao tính hiệu quả, hiện nay công ty đã gần đạt điểm cân bằng thu chi; dòng tiền vẫn đảm bảo cho công ty hoạt động lành mạnh, quyền lợi người lao động được đảm bảo, mức lương tương đối cao; năm 2012 vẫn đảm bảo có lương tháng 13.
Hiện đã có đánh giá từ Chính phủ, Bộ Công an về mô hình liên doanh vừa qua chưa, thưa ông?
Theo như chúng tôi biết, Chính phủ đánh giá đây là một trong các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài mà phía Việt Nam đã bảo toàn không mất vốn nhà nước và tiếp thu, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài. Một điều được đánh giá cao là dù phía đối tác nước ngoài đầu tư kinh doanh không thành công, nhưng khi rút khỏi liên doanh các bên vẫn duy trì tình cảm bạn bè, không có bất cứ vấn đề tranh cãi hay phức tạp về pháp lý xảy ra mặc dù phía bạn đã đầu tư vào liên doanh số tiền rất lớn.
Sau khi phía bạn rút khỏi liên doanh, hai bên vẫn giữ mối quan hệ thân thiện, khi Gtel Moblie khai trương thương hiệu mới, bạn gửi thư chúc mừng và cam kết hỗ trợ nếu có yêu cầu. Trên thực tế, những gì có thể hỗ trợ được thì bạn vẫn giúp.
Cái được thứ hai của liên doanh là được thừa hưởng toàn bộ tổng tài sản khoảng 5.000 tỷ đồng, chủ yếu nằm trên thiết bị mạng lưới mà Gtel Mobile đã mua của các hãng nổi tiếng thế giới. Do VimpelCom có nhiều kinh nghiệm nên phần đầu tư công nghệ là rất bài bản. Cái được nữa là đội ngũ nhân lực chất lượng cao, hệ thống quản lý bài bản và chuyên nghiệp.
Với tất cả những yếu tố đó, Gtel Mobile đã kế thừa, phát huy và sáng tạo, năng động trong quản lý điều hành doanh nghiệp với khẩu hiệu “Nghĩ mới, làm mới”, được minh chứng bằng chính các kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt trong giai đoạn vừa qua.
Nhưng trong bối cảnh các mạng di động nhỏ vẫn phải chật vật trước sức mạnh của các "ông lớn", Gmobile sẽ có chiến lược gì cạnh tranh với thị trường, và liệu các ông có nghĩ đến phương án sáp nhập với một mạng di động nào đấy hay không để phát triển mạnh hơn?
Gtel Mobile là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Bộ Công an sở hữu, mục tiêu hoạt động kinh doanh trước hết là phải bảo toàn vốn nhà nước phù hợp với mục tiêu thành lập doanh nghiệp, duy trì hoạt động và phát triển.
Về đảm bảo tiếp tục duy trì cạnh tranh trên thị trường, chúng tôi đã báo cáo với Bộ Công an có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để phân bổ lại băng tần, cấp thêm tài nguyên cho Gtel Mobile. Trong khi chờ cấu trúc lại băng tần, Gtel Mobile đã đề xuất và được Chính phủ, tập đoàn VNPT đồng ý để Gtel Mobile sử dụng chung hạ tầng mạng lưới với VNPT.
Hiện nay, giữa Gtel Mobile và VNPT đã có thỏa thuận nguyên tắc về sử dụng chung hạ tầng, các bên chuẩn bị ký kết thỏa thuận chính thức.
Bên cạnh việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chia sẻ hạ tầng mạng lưới, Gtel Mobile cũng sẽ tiếp tục xây dựng đề án tái cấu trúc trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông...
Gtel đã xác định phải chủ động triển khai phương án kinh doanh phù hợp để duy trì tồn tại trước mắt cũng như phát triển lâu dài. Chúng tôi tin là sẽ vượt qua khó khăn trước mắt và tiếp tục phát triển.

[Xem tiếp...]


Thị trường vàng miếng trước quy định mới của Chính Phủ



Nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định từ ngày 10/1 tới, sẽ chỉ những địa điểm được cấp giấy phép mới có quyền kinh doanh vàng miếng.

Những bất cập của chính sách với thị trường vàng
Năm 2012, đã có nhiều chính sách nhằm bình ổn thị trường vàng, hầu hết đều gây nên những cơn sóng gió không cần thiết đối với thị trường vàng. Đó là: Việc đưa vàng miếng vào ngành kinh doanh có điều kiện; quyết định lấy SJC là thương hiệu vàng miếng quốc gia; không liên thông giá vàng trong nước với thế giới; đề xuất đánh thuế VAT với vàng để hạn chế “vàng hóa” trong nền kinh tế, yêu cầu các NH thương mại ngừng huy động và cho vay bằng vàng, thu phí gửi vàng vào ngân hàng... Chính sách gây bất ổn nhất của NHNN chính là việc chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu độc quyền vàng quốc gia.
thương hiệu vàng miếng
thương hiệu vàng miếng
 Từ chỗ ngang nhau về giá của tất cả các thương hiệu vàng miếng, SJC bỗng “một mình một chợ” với giá cao chót vót. Những ngày cuối cùng của năm 2012, giá vàng trong nước và thế giới chênh tới mức đỉnh: trên 4,5 triệu đồng/lượng, trong khi các thương hiệu vàng khác thu hẹp khoảng cách với giá thế giới với mức chênh chỉ 1- 2 triệu đồng/lượng, thậm chí có thời điểm trong tháng 11 chỉ chênh vài trăm nghìn đồng/lượng. Mãi đến cuối năm NHNN mới công bố: quy định tại Nghị định 24 không phân biệt đối xử giữa vàng miếng SJC và các loại vàng miếng khác. Các loại vàng miếng trên, bao gồm cả vàng miếng SJC và vàng miếng khác thuộc sở hữu hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ,  được mua bán, trao đổi. Nhưng thị trường và chính các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng vẫn phân biệt về giá đối với các loại vàng miếng khác SJC.

Cần có sự điều chỉnh Nghị định 24/CP
Về nguyên tắc, nếu chúng ta chấp nhận một thị trường vàng cần phải tôn trọng các quy luật thị trường, trong đó NHNN chỉ thực hiện chức năng quản lý và hoạch định chính sách mà không tham gia sản xuất kinh doanh hoặc điều tiết thị trường bằng các biện pháp hành chính, không trực tiếp can dự việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Các DN đáp ứng đủ điều kiện sản xuất - kinh doanh thì phải để họ tự hoạt động theo cơ chế thị trường, cho phép nhiều thương hiệu cùng tồn tại thay vì độc quyền. Khi đã quy định điều kiện kinh doanh thì không được đẻ ra các thủ tục xin - cho, cấp giấy phép con. Thị trường Việt Nam phải liên thông với thị trường thế giới, phải loại bỏ yếu tố giá cách biệt như hiện nay bằng các giải pháp thị trường. Cung phải gắn với cầu, tiến tới tự do hóa xuất nhập khẩu, Nhà nước chỉ điều tiết bằng chính sách thuế như các nước khác trên thế giới.
Cần sửa đổi Nghị định 24 để loại bỏ những bất cập hiện nay. Nghị định sửa đổi này phải đề cập toàn diện hơn các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan tới vàng chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức. Trả lại sản xuất, kinh doanh vàng miếng cho các doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại không nên đóng vai trò đầu mối kinh doanh vàng miếng mà chỉ nên triển khai các sản phẩm phái sinh (với điều kiện đủ kinh nghiệm, trình độ chuyên môn), còn nếu muốn kinh doanh vàng miếng nên thành lập công ty vàng độc lập.

Những quy định mới bình ổn thị trường vàng
Như vậy, sẽ có khoảng hơn 5.600 cửa hàng vàng chỉ còn được phép kinh doanh đồ trang sức. Trong số hơn 8.000 cửa hàng đang kinh doanh vàng miếng hiện nay, chỉ có 14 doanh nghiệp và 17 tổ chức tín dụng, với tổng cộng 2.400 điểm giao dịch trên cả nước vừa được cấp phép mới. Trong đó ở TP HCM có khoảng 900 điểm và Hà Nội khoảng 400 điểm giao dịch. Theo Nghị định 24/CP, NHNN lần đầu tiên có trách nhiệm cấp phép hoạt động cho các đơn vị mua, bán vàng miếng. Những doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh vàng miếng phải đạt đủ các tiêu chuẩn như có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; có từ 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mua bán vàng; đã nộp từ 500 triệu đồng trở lên tiền thuế của hoạt động kinh doanh vàng trong 2 năm năm gần nhất; có mạng lưới bán hàng từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Cùng với các biện pháp đó, vào chiều ngày 28-12-2012, NHNN đã ban hành Thông tư 38, quy định kể từ ngày 10-1-2013 trạng thái vàng, tức giá trị số dư vàng miếng phát sinh do mua bán vàng, cuối ngày của các tổ chức tín dụng không được vượt quá 2% so với vốn tự có và không được duy trì trạng thái vàng âm. Các tổ chức tín dụng phải báo cáo hàng ngày trạng thái vàng của mình cho NHNN.
[Xem tiếp...]


Xử lý nợ xấu và vai trò của chính phủ



 Chính phủ cho biết sẽ bàn thảo về đề án Thành lập công ty  mua bán nợ nhằm xử lý nợ xấu vào vào những ngày cuối năm 2012. Trước đó, thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng từng cho biết Đề án xử lý nợ xấu đã được Chính phủ thông qua vào ngày 28/12.

Tại ngày làm việc thứ hai ở Hội nghị trực tuyến của Chính phủ và các địa phương về triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế, ngân sách 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết ngày mai sẽ bàn thảo về đề án xử lý nợ xấu, trong đó có việc thành lập công ty cổ phần mua bán nợ.

"Ngay trong ngày mai, Chính phủ sẽ có phiên họp chính thức về việc thành lập công ty mua bán nợ xấu có thể tên gọi khác nhau nhưng mục tiêu chung sẽ là giải quyết vấn đề nợ xấu, gắn liền với đó là giải quyết hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, Thủ tướng nói.

Tại phiên họp thường vụ về Dự thảo Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi ngày 13/12, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết hiện tại, Chính phủ đang ưu tiên cho Đề án xử lý nợ xấu. Đề án này sẽ trình và báo cáo Chính phủ vào ngày 24 hoặc 25/12 và thông qua vào 28/12 để sau đó trình Bộ Chính trị.
Xử lý nợ xấu và vai trò của chính phủ
Xử lý nợ xấu và vai trò của chính phủ
Sáng ngày 26/12, một thành viên tham gia xây dựng và đề xuất phương án thành lập công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu, cho biết đề án này đã được trình và sẵn sàng để Chính phủ, các cơ quan liên quan cho ý kiến vào ngày mai.

Ý kiến thành lập công ty mua bán nợ với quy mô hàng nghìn tỷ đã được đưa ra từ cuối năm ngoái như là một phương án chủ yếu để xử lý nợ xấu, nhưng vấp phải nhiều quan điểm trái chiều. Người ủng hộ cho rằng ý tưởng này là cần thiết, nhằm khơi thông dòng vốn đang tắc nghẽn từ ngân hàng đến doanh nghiệp. Ngược lại, có ý kiến lo ngại sự minh bạch, hiệu quả của công ty này cũng như những chồng chéo giữa công ty này và Công ty mua bán nợ xấu (DATC) của Bộ Tài chính đang tồn tại hiện nay.

Đến nay, quy mô thực sự của nợ xấu vẫn chưa được thống nhất do có nhiều con số khác nhau được đưa ra. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết đến ngày 30/9, nợ xấu theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước là 8,82%, tương đương hơn 240.000 tỷ đồng. Trong khi đó, con số tự báo cáo của các nhà bẳng chỉ bằng một nửa. Ngược lại, theo các tổ chức đánh giá thế giới, nợ xấu của Việt Nam có thể còn gấp đôi con số mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
[Xem tiếp...]


Những vụ thâu tóm thương hiệu nổi tiếng



Với xu thế phát triển cạnh tranh như vũ bảo, việc các doanh nghiệp bị thâu tóm bởi các nhà tài phiệt không còn là điều khó hiểu. Không kể đến nhưng thương hiệu nổi tiếng từ lâu, mà ngay cả những đơn vị vừa mới đăng ký thương hiệu xong cũng có thể bị thâu tóm, nhằm nhiều mục đích khác nhau. Dưới đây là những thương vụ nổi tiếng gần đây:

Unicharm mua lại Diana: 184 triệu USD
Unicharm của Nhật đã mua lại 95% cổ phần của công ty CP Diana. Theo tạp chí The Asset, thương vụ này trị giá 184 triệu USD. Đối với Unicharm, sau nhiều năm kinh doanh tại Việt Nam, từ năm 2007, sản phẩm ở phân khúc cao của Unicharm là băng vệ sinh Sofy và tã giấy Mamy Poko chưa thể phát triển mạnh và đạt thị phần như mong đợi (thị phần nhỏ đến mức không thể thống kê được).
Vì thế, mua lại Diana, Unicharm cùng lúc đặt hai mục tiêu: thị trường Việt Nam và trở thành trung tâm xuất khẩu qua Trung Quốc và cả Đông Nam Á.
Trong khi đó, Diana muốn tăng trưởng bền vững và tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu trong dài hạn thì phải chọn 1 trong 3 con đường: hoặc tiếp tục tự thân vận động bằng các nguồn vốn vay ngân hàng, hoặc phát hành cổ phiếu ra công chúng, hoặc bị thâu tóm thương hiệu, sáp nhập với một đối tác chiến lược mạnh.
Thâu tóm thương hiệu
Thâu tóm thương hiệu
Phở 24, Highlands Coffee bán lại cho Jollibee: 20 triệu USD
Thương vụ tại Việt Nam nằm trong chiến lược định giá thương hiệu của Jollibee Food Corp. (JFC). JFC đã mua lại 50% cổ phần của tập đoàn SuperFoods, tập đoàn sở hữu chuỗi Highlands Coffee tại Việt Nam, hệ thống nhà hàng nhượng quyền thương mại Hard Rock Café tại Macau, Hồng Kông và Việt Nam, hệ thống Phở 24 tại Việt Nam và các nước châu Á khác.
Với hàng loạt các vụ thâu tóm trên, Jollibee đặt mục tiêu trở thành chuỗi cửa hàng số 1 tại châu Á và cuối cùng là có tên trong danh sách những thương hiệu hàng đầu thế giới.
Lotte thâu tóm Bibica: sở hữu 35,65%
Việc thâu tóm Bibica của tập đoàn Lotte đã được thực hiện trong thời gian khá dài, cụ thể mua 4,6 triệu cổ phiếu (tương đương 30,15%) trên sàn từ năm 2007, sau đó đến đầu năm 2008 mua thêm 5,5% cổ phần, chiếm tỷ lệ sở hữu lên đến 35,65%. Tính đến 3/2012, chưa cần sở hữu đến 49%, nhưng Lotte đã nắm vị trí chủ chốt và quyền điều hành quan trọng trong công ty Bibica thông qua hai chức danh quan trọng là chủ tịch HĐQT và giám đốc tài chính.
Trước mắt, thương vụ mua Bibica, Lotte đã có thể sản xuất sản phẩm ngay tại Việt Nam, thừa hưởng trên 20.000 cửa hàng phân phối, bán lẻ của Bibica, nên bánh kẹo Lotte sẽ sớm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Các cổ đông Bibica lo ngại, giống như kịch bản đã diễn ra ở nhiều DN có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) khác, hoạt động trong nhiều năm liền không có lãi và dần dà Bibica chỉ còn là công cụ phục vụ cho Lotte.

[Xem tiếp...]


BCS Harry Potter bị kiện vì...tên thương hiệu



Một công ty tại Thụy Sỹ vừa qua đã cho sản xuất sản phẩm và đăng ký thương hiệu bao cao su Harry Potter, ăn theo một bộ phim nổi tiếng của J.Rowlink, và chính hành động này đã bị hãng phim Warner Bros khởi kiện.
Nhãn hiệu BCS Harry Potter
Nhãn hiệu BCS Harry Potter
Cụ thể, hãng sản xuất Harry Potter đã sử dụng hình ảnh trên tấm áp phíc quảng là một chiếc bao cao su cách điệu, thè lưỡi tinh nghịch, đặc biệt là mắt đeo cặp kính tròn xoe, đúng chất nhân vật Harry Potter. Bên cạnh đó, bao cao su cầm một chiếc đũa phép phù thủy.
Warner Bros không mấy hứng thú với ý tưởng này của hãng. Tờ Bote của Thụy Sĩ bình luận: “Đối với Warner Bros, mọi chuyện rất rõ ràng. Cậu bé phù thủy Harry Potter là một hình tượng tích cực. Bao cao su không có gì liên quan ở đây. Nhất là khi Warner Bros chuẩn bị phát hành trò chơi điện tử ăn theo”.

Luật sư của hãng phim nói: “Hình tượng nhân vật của chúng tôi đang gặp nguy hiểm. Rõ ràng nhãn hiệu và bức ảnh quảng cáo bao cao su này ám chỉ bộ phim và nhân vật Harry Potter. Bất cứ ai, khi nhìn vào bức ảnh đó, chắc chắn sẽ liên tưởng đến Harry Potter".
Theo Guardian, hiện nay, Harry Potter có giá trị của nhãn hiệu khoảng 15 tỷ USD. Cả luật sư của Warner Bros và nhà văn J.K. Rowling đều quyết tâm bảo vệ nhãn hiệu này. Vào năm 2008, Warner Bros từng kiện một bộ phim do Bollywood sản xuất có tên Hari Puttar: A Comedy of Terrors. Vụ kiện sau đó bị một tòa án ở Ấn Độ bác bỏ.
Đại diện công ty sản xuất bao cao su Harry Popper, Magic X, phát biểu: “Sản phẩm của chúng tôi chẳng liên quan gì đến Harry Potter cả”.
Đến nay, hơn 400 triệu cuốn truyện Harry Potter của tác giả J.K. Rowling đã được bán ra. Sáu tập đầu tiên đã được hãng Warner Bros chuyển thể thành phim và đều rất ăn khách.
[Xem tiếp...]


Thủ tục thay đổi tên công ty



Babylonlaw chuyên tư vấn thủ tục thay đổi tên công ty, cung cấp hồ sơ xin thay đổi tên công ty, đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian làm thủ tục hành chính.
Thủ tục thay đổi tên công ty

Thủ tục thay đổi tên công ty

Hồ sơ xin thay đổi tên công ty gồm:

1.  Thông báo thay đổi tên công ty
2.  Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi tên công ty, có chữ ký của chủ tịch hội đồng quản trị.
3.  Biên bản họp về việc thay đổi tên công ty của Đại hội đồng cổ đông có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc có chữ ký các cổ đông dự họp;
4.  Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty kinh doanh và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
5.  Xuất trình bản chính Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.

Tư vấn thay đổi tên công ty:

- Tên công ty phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây: Loại hình doanh nghiệp; tên riêng.
- Tên công ty phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.
- Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật Doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của công ty. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.
- Những điều cấm trong đặt tên công ty:
+ Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký.
+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của công ty:
+ Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
+ Tên bằng tiếng nước ngoài của công ty được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của công ty tại cơ sở của công ty hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.
- Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
- Tên trùng và tên gây nhầm lẫn:
+ Tên trùng là tên của công ty yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của công ty đã đăng ký.
+ Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký:
• Tên bằng tiếng Việt của công ty yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên công ty đã đăng ký;
• Tên bằng tiếng Việt của công ty yêu cầu đăng ký chỉ khác tên công ty đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;
• Tên viết tắt của công ty yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của công ty đã đăng ký;
• Tên bằng tiếng nước ngoài của công ty yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của công ty đã đăng ký;
• Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của công ty đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của công ty đó, trừ trường hợp công ty yêu cầu đăng ký là công ty con của công ty đã đăng ký;
• Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của công ty đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của công ty đã đăng ký;
• Tên riêng của công ty  yêu cầu đăng ký làm thủ tục mở công ty chỉ khác tên riêng của công ty đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp công ty yêu cầu đăng ký là công ty con của công ty đã đăng ký.

Thời gian: 4 ngày làm việc không tính (T7 và CN, các ngày nghĩ lễ)

Hậu mãi:

 - Giảm 10% dịch vụ tiếp theo
Hãy liên hệ với Babylon để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vẫn luật tốt nhất!
Hà Nội City:
Số 23 - Ngõ 131 Đường Thái Hà - Đống Đa
Tel: 043.555.8567 - Fax: 043 556 2606
TP Hồ Chí Minh City:
P. 802 - số 180-182 Lý Chính Thắng - P9.Q3
Tel: 0839.315.381 - Fax: 086.290.5020
Hải Phòng City:
Số 5 Nguyễn Bình - Đổng Quốc Bình - Ngô Quyền
Tel: 031.3261.886 - Fax: 031.3261.308
Đà Nẵng City:
Mobile: 093.222.5678
Hotline: 1900 6681


[Xem tiếp...]


________________

Blog tư vấn luật, sở hữu trí tuệ, chuyển phát nhanh, visa, chuyển nhà và hàng gia dụng

 

Trái tim của gió...

Just the way you are!
Return to top of pageReturn to top of page Copyright © 2012 | Trái tim của gió Converted into Blogger Template by volderman